Để nấu món này, trong thành phần gia vị có cây ngải bún vì đây là gia vị khử mùi tanh của mắm và làm thơm nước lèo.
Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là không lợn cợn mà trong veo, bởi nó được nấu rất công phu .Khi nấu nước lèo người Sóc Trăng không cho trực tiếp các nguyên liệu vào nồi như thông thường, mà chứa tất cả vào một chiếc túi lọc rồi nấu đến khi cốt tan ra.
Đặc biệt, nước lèo được nấu cùng nước dừa tươi nên có vị ngọt thanh tự nhiên. Chính vì thế mà nước lèo mới trong, ngọt thanh, rất ngon.
Món ăn sẽ trở nên ngon hơn nhờ vào cọng bún, bởi cọng bún nước lèo Sóc Trăng được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Bột lại được nhồi thật dẻo và nắm thành từng cục, sau đó cho vào khuôn bún và vặn để bột tạo sợi qua khuôn. Các sợi bún rơi xuống nồi nước sôi và được làm chín tại đây. Người làm bún vớt bún đã chín trong nồi nước sang một nồi nước thật trong, pha âm ấm, sau đó bắt thành từng con bún để lên thúng tre đã lót lá chuối tươi.
Cho bún vào tô , trụng thật nóng , xếp cá đã gỡ bỏ xương, thịt quay cắt miếng vừa ăn, tôm tươi, cho thêm hẹ cắt khúc và vài lá rau thơm lên trên mặt. Sau đó, bạn nhẹ nhàng múc nước lèo sôi cho vào tô ăn kèm với bắp chuối thái mỏng ,rau húng cây và húng lủi , chanh, ớt và muối ớt .
Vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo đã làm nên một món ăn đậm chất Tây Nam bộ.
Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer, bún nước lèo trở thành món ăn không chỉ của riêng người dân Sóc Trăng, mà còn là món ăn phổ biến của các dân tộc miền Nam.
Món ăn sẽ trở nên ngon hơn nhờ vào cọng bún, bởi cọng bún nước lèo Sóc Trăng được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Bột lại được nhồi thật dẻo và nắm thành từng cục, sau đó cho vào khuôn bún và vặn để bột tạo sợi qua khuôn. Các sợi bún rơi xuống nồi nước sôi và được làm chín tại đây. Người làm bún vớt bún đã chín trong nồi nước sang một nồi nước thật trong, pha âm ấm, sau đó bắt thành từng con bún để lên thúng tre đã lót lá chuối tươi.
Cho bún vào tô , trụng thật nóng , xếp cá đã gỡ bỏ xương, thịt quay cắt miếng vừa ăn, tôm tươi, cho thêm hẹ cắt khúc và vài lá rau thơm lên trên mặt. Sau đó, bạn nhẹ nhàng múc nước lèo sôi cho vào tô ăn kèm với bắp chuối thái mỏng ,rau húng cây và húng lủi , chanh, ớt và muối ớt .
Vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo đã làm nên một món ăn đậm chất Tây Nam bộ.
Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer, bún nước lèo trở thành món ăn không chỉ của riêng người dân Sóc Trăng, mà còn là món ăn phổ biến của các dân tộc miền Nam.